Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Đây là bệnh về tiêu hóa, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây bệnh ung thư.
Người bệnh có thể kiểm soát trào ngược bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt từ nước uống hằng ngày. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày
Khi vùng cơ thắt thực quản hoạt động yếu, áp lực tạo ra không đủ để đóng hoặc mở van vào những khoảng thời gian không phù hợp sẽ làm trào ngược axit. Hiện tượng này xảy ra bởi cơ thắt dưới thực quản suy yếu mà lượng axit dư thừa lại quá nhiều.
Các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thường gặp nhất:
- Tác dụng phụ khi dùng thuốc tây.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây trào ngược dạ dày như hút thuốc, uống nhiều bia rượu và các chất kích thích.
- Bị bệnh nhiễm trùng, tổn thương tại thực quản.
- Người bị béo phì, stress, cường độ làm việc nhiều, phụ nữ mang thai,… cũng dễ bị trào ngược dạ dày.
Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị đúng và phù hợp.
Biểu hiện của trào ngược dạ dày
Các triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược axit dạ dày là ợ nóng, ợ chua và trào ngược. Một số triệu chứng ít phổ biến hơn như tăng tiết nước bọt, buồn nôn, đau ngực, nuốt nước bọt đau họng, ho hoặc có vị đắng trong miệng.
Đối với trẻ em biểu hiện thường khó phát hiện hơn, thông thường là các triệu chứng về hô hấp như: khó thở, thở khò khè, trẻ còi cọc, hay quấy khóc, chậm lớn.
Bị trào ngược axit dạ dày nguy hiểm như thế nào?
Trào ngược dạ dày có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không chủ động điều trị. Những biến chứng phổ biến nhất là:
- Bó hẹp thực quản: ban đầu người bệnh có thể bị ho sau đó sẽ làm thực quản dần bị thu hẹp.
- Barrett thực quản: bệnh này khá khó phát hiện và cũng không có biểu hiện cụ thể rõ ràng. Cách tốt nhất để biết là làm xét nghiệm cụ thể. Barrett thực quản làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản.
- Sưng viêm thực quản: thường gặp ở người bị trào ngược axit thời gian dài. Nó ảnh hưởng đến người bệnh vì thực quản bị nóng rát, cảm giác đau khi nuốt, đau xương ức.
- Gây hại đường hô hấp: dịch axit trào ngược lên đường hô hấp trên sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, khó thở.
Phương pháp hỗ trợ điều trị trào ngược axit dạ dày
Cách để điều trị trào ngược dạ dày là khám bệnh tại các cơ sở y tế uy tín. Tại nhà, cách hỗ trợ tốt nhất là thay đổi thói quen sinh hoạt. Bằng chứng cho thấy rằng giảm lượng đường và tăng lượng chất xơ có thể giúp ích cho tình trạng bệnh.
Sử dụng nước uống ion kiềm là phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột một cách tự nhiên và đơn giản nhất, phù hợp cho người bận rộn. Bởi nước ion kiềm rất giàu hydrogen, có tính kiềm tự nhiên như rau xanh ở độ pH lý tưởng 8.5 – 9.5 sẽ giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể do hấp thụ các thức ăn nhiều axit (đồ cay nóng, đồ chiên rán, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas,…).
Nếu bạn không thể ăn nhiều rau củ thì việc sử dụng nước uống ion kiềm pH 8.5 – 9.5 giàu hydrogen là một giải pháp tối ưu. Với ưu điểm trung hòa axit thừa này giúp đưa cơ thể về trạng thái cân bằng khỏe mạnh tự nhiên, giảm thiểu cơn đau dạ dày, tình trạng trào ngược dạ dày do dư axit.
Ngoài ra cần hạn chế các loại thực phẩm làm kết tủa trào ngược dạ dày gồm cà phê, rượu, socola, thực phẩm béo, thực phẩm có tính axit và thực phẩm cay.
Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác, thậm chí là nguy cơ ung thư. Vì vậy hãy chăm sóc sức khỏe bằng lối sống lành mạnh để không bị trào ngược axit dạ dày, có được sức khỏe tốt bạn nhé!