Nước ion kiềm và tác dụng hỗ trợ thuyên giảm biến chứng bệnh gout

Nước ion kiềm và tác dụng hỗ trợ thuyên giảm biến chứng bệnh gout

Chuyên mục: Tư vấn về sản phẩm.Tin tức.

Tác giả: Admin Việt

Ngày đăng: 20/06/2022

Bệnh gout là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể. Hiện nay, chưa có một phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh gout mà chỉ có thể điều trị các cơn gout cấp tính, dự phòng bệnh tái phát và hỗ trợ thuyên giảm các biến chứng.

Trung hòa và loại bỏ lượng axit dư thừa trong cơ thể người bệnh góp phần hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng bệnh gout. Một trong những “chiến binh” ngăn ngừa và điều trị bệnh gout được nhiều bác sĩ khuyên dùng chính là nước ion kiềm.

Tổng quan về bệnh gout

Gout là bệnh mạn tính không lây, liên quan đến việc chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Bị bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa chất đạm, tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Đạm có 20 loại axit amin khác nhau, một số axit khi chuyển hóa sẽ tạo thành axit uric. Axit uric này khi ở môi trường trong cơ thể sẽ chuyển thành dạng tinh thể, tức các muối urat. Muối urat lắng đọng trong khớp, thận gây ra triệu chứng bệnh gout. Nếu muối urat lắng đọng lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương, thoái hóa các cấu trúc khớp và thận, gây đau đớn, có thể khiến khớp không thể hoạt động, viên sỏi nhỏ làm tắc các ống thận dẫn đến suy thận.

Bệnh gout khiến khớp hoạt động kém hơn

Bệnh gout khiến khớp hoạt động kém hơn

Xét về nguyên nhân gây bệnh, lối sống, dinh dưỡng, vận động ảnh hưởng đến trên 50% khả năng mắc bệnh. Hiện nay, tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh lý liên quan chuyển hóa mỡ, chuyển hóa đường đều tăng, đi kèm theo đó là rối loạn chuyển hóa đạm, là nguyên nhân bệnh gout tăng theo.

Các bác sĩ nội tiết cảnh báo bệnh đang trẻ hóa, có cả phụ nữ dù trước đây gout được coi là bệnh chỉ có ở người ăn uống nhiều, dinh dưỡng dư thừa, uống rượu, không hoạt động thể lực. Nhưng bây giờ những người hoạt động nhiều vẫn có khả năng mắc gout và tỷ lệ gia tăng dần đều cùng các bệnh khác.

Đáng lo ngại là nhiều người không biết về bệnh gout, chỉ nghĩ nó là bệnh xương khớp thông thường, qua đợt gout cấp đầu tiên tưởng rằng đã trị hết gout rồi, bỏ bê việc điều trị, theo dõi. Nhận định sai lầm này dẫn đến nguy cơ sau đợt gout cấp đầu tiên, đến khi quay trở lại với bác sĩ thì gout không nằm ở xương khớp nữa mà đã đi tới thận, tổn thương thận, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe. Ngoài ra không biết cách phòng ngừa ngay từ đầu để ngăn chặn chuyển hóa bên trong cơ thể là nguyên nhân khiến tỷ lệ gout gia tăng.

Ở người khỏe mạnh, nồng độ axit uric trong máu dưới 6,5mg/100ml. Bệnh gout xuất hiện khi nồng độ axit uric máu và các dịch cơ thể cao hơn bình thường trong một thời gian dài gây mất cân bằng axit – kiềm trong cơ thể. Khi đó axit uric sẽ lắng đọng và kết tủa dưới dạng muối urat ở các khớp xương và mô gây viêm khớp cấp tính với triệu chứng đau nhức ở khớp xương. Đôi khi cơn đau rất dữ dội và kèm theo đau ở cơ bắp, thận khi bị axit uric lắng đọng tại đó.

Tỷ lệ mắc bệnh gout ngày càng tăng

Tỷ lệ mắc bệnh gout ngày càng tăng

Nguyên tắc quan trọng trong điều trị bệnh gout

Bệnh gout xuất hiện là do cơ thể quá dư thừa axit uric. Vậy nên giữ cân bằng độ axit – kiềm trong cơ thể góp phần rất lớn cải thiện bệnh gout. Khi xuất hiện các cơn đau trong các đợt gout cấp tính, điều trị viêm khớp cấp trước để giảm đau cho người bệnh, giúp đi lại bình thường, hạn chế các biến chứng và di chứng cho khớp và bao hoạt dịch sau này.

Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra nồng độ axit uric trong máu và nước tiểu, đặc biệt là nhóm các bệnh lý phát sinh do rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì, xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp,…

Song song đó nên áp dụng một số phương pháp để cải thiện bệnh như:

  • Giữ cân nặng, vòng eo ở mức phù hợp: Bệnh gout xuất hiện nhiều hơn ở những người có vòng eo to. Vòng eo của nữ trên 80 cm, của nam trên 90 cm là yếu tố nguy cơ, nên tập luyện để vòng eo thon gọn hơn dưới mức này.
  • Trọng lượng cơ thể ở mức cân đối: Trọng lượng lý tưởng có thể được tính bằng chiều cao (cm) trừ 110, nên duy trì trọng lượng cơ thể trong khoảng này. Bên cạnh đó, chất lượng của trọng lượng như khối xương, khối cơ, khối mỡ, khối nước cũng cần được quan tâm. Nếu như trọng lượng 50 kg nhưng người có khối nạc nhiều hơn thì nguy cơ bệnh gout ít hơn. Có thể tăng khối nạc bằng cách tập thể dục.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng, giúp cơ thể phục hồi và sửa chữa các tổn thương. Nếu không ngủ đủ giấc, hậu quả dẫn đến là các chất cặn bã không được thải ra khỏi cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh gout

Bên cạnh việc chữa trị, tập luyện để cải thiện sức khỏe và giảm bớt triệu chứng của bệnh gout, người bị gout còn cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tỷ lệ các chất đạm, bột đường, chất béo mỗi ngày đảm bảo sự cân bằng hợp lý. Ăn đủ để không tăng cân nhưng cũng không quá kiêng khem, ăn thiếu năng lượng đến mức cơ thể suy kiệt. Nên ăn ngày ba bữa, cứ một chén cơm đi kèm nửa chén chất đạm, hai chén rau, nửa chén trái cây.

Tuy nhiên có những thực phẩm mà người bệnh gout phải bỏ hẳn vì sự ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng lên bệnh là rất cao.

Đầu tiên, thứ cần bỏ không được dùng đến chính là rượu bia. Chất cồn gây ảnh hưởng mạnh tế bào gan, tạo điều kiện cho hiện tượng chuyển hóa đạm thành axit uric nhiều hơn, ngăn cản thải axit uric qua đường thận.

Thứ hai bệnh nhân gout phải giảm thịt đỏ. Bởi thịt đỏ có chứa các chất ion axit như phốt pho, lưu huỳnh. Tổng lượng đạm cần ăn một ngày của bệnh nhân gout không vượt quá 200 gram, chia đều trong 3 bữa ăn. Vì vậy bạn có thể thay thịt đỏ bằng thịt trắng (gà, vịt, lươn, ếch, cá,…). Không nên bỏ hoàn toàn thịt thay bằng ăn chay, vì đạm từ đậu chứa nhiều gốc purin hơn, làm tăng tạo axit uric nhiều hơn. Chế độ ăn khuyến nghị là ưu tiên đạm trắng nhưng không quá 200 gram mỗi ngày.

Thứ ba, cần tăng thực phẩm giàu kiềm như rau xanh, trái cây. Các loại trái cây ưu tiên chọn loại không/ít ngọt vì đường trái cây sẽ được chuyển hóa tại gan, ăn vào gây tăng độ chuyển hóa axit tại gan.

Ngoài ra bệnh nhân gout có thể cân bằng axit cơ thể với nước ion kiềm. Nước ion kiềm với độ pH 8.5 – 9.0 có nhiều hydro hoạt tính – chất chống oxy hóa mạnh, giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe, hạn chế một số bệnh do quá trình lão hóa gây ra. Cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ 0,5 nanomet (nhỏ hơn nước thường gấp 5 lần), hỗ trợ quá trình trao đổi chất, đào thải các độc tố. Loại nước này còn giàu vi khoáng thiết yếu cung cấp cho cơ thể như canxi, magie, kali, natri,…

Nước ion kiềm hỗ trợ giảm biến chứng của bệnh gout

Nước ion kiềm hỗ trợ giảm biến chứng của bệnh gout

Bạn có thể dùng nước ion kiềm như một giải pháp để giảm bớt nguy cơ bệnh, cân bằng pH trong cơ thể. Nước ion kiềm sẽ hỗ trợ duy trì tế bào ở mức tốt, giúp cơ thể trẻ và khỏe hơn. Vì vậy người bệnh gout có thể sử dụng nước ion kiềm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không nên mang tâm lý uống nhiều nước kiềm thì sẽ thải được nhiều axit uric hơn mà cần uống đủ và đúng lượng nước cơ thể cần.

Ngoài có tác dụng với bệnh nhân gout, người bình thường cũng có thể sử dụng nước ion kiềm để hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Thông thường, pH máu phải duy trì ở mức 7,35. Trong quá trình hoạt động của cơ thể sẽ luôn có axit tạo ra, kéo mức pH này xuống thấp hơn mức sinh lý. Lúc này cơ thể phải huy động ion kiềm để trung hòa lại pH. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ axit trong máu cao thì có thể dùng nước ion kiềm như một giải pháp để giảm bớt nguy cơ, cân bằng pH trong cơ thể.

Tổng kết lại, uống đủ lượng nước để axit uric được thải ra qua đường thận. Bạn có thể dùng nước ion kiềm để giảm lượng kết tủa tinh thể muối urat trong thận, tránh tình trạng tiến triển thành bệnh gout.

Nguồn: Tổng hợp

 

>>> Xem thêm: Nước ion kiềm và tác dụng hỗ trợ bệnh trào ngược dạ dày

Rate this post